Dị ứng da ở bà bầu là một biểu hiện không hề dễ chịu tý nào nhưng lại rất hay gặp. Đặc biệt là trong thời gian thai kỳ, cảm giác và tâm lý khó chịu hơn gấp trăm lần so với thông thường.
Mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban,… là các triệu chứng cực kỳ khó chịu cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Việc sử dụng thuốc trong thời gian này là cực kỳ nguy hại cho thai nhi. Vậy thì phương pháp nào là tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa dị ứng da ở bà bầu?
Dị ứng da ở bà bầu gây nên sự khó chịu, bức bối
Dị ứng da là hiện tượng rối loạn quá mức của hệ miễn dịch, gây nên sự bất thường. Nguyên nhân thường thấy là do cơ thể tiếp xúc với các chất được gọi là “dị nguyên”, những chất “dị nguyên” này có mặt ở khắp mọi nơi và luôn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho da. “Dị nguyên” đơn giản là các yếu tố như: phấn hoa, bụi, nấm mốc, vật nuôi… từ môi trường xung quanh.
Trong thời gian mang thai, cơ thể của các mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt rõ ràng nhất là sự thay đổi về nội tiết tố nữ như oestrogen, progesterone và HCG. Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ chính bản thân người mẹ, gây nên dị ứng da ở bà bầu.
Dị ứng da ở bà bầu do mề đay, mẩn ngứa thường xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ. Các nốt ban đỏ do bệnh mề đay gây nên làm cho các mẹ bầu bị ngứa, khó chịu quanh vùng bụng và lan rộng ra xung quanh như lưng, đùi, mông, nếu nghiêm trọng hơn nó có thể lan ra tay và chân của các mẹ. Các vùng mặt, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân thường sẽ không bị ảnh hưởng.
Dị ứng da ở bà bầu do mề đay mẩn ngứa
Mề đay làm cho các thai phụ bị nổi những mảng sần khác màu da (màu hồng hoặc đỏ) gây ngứa ran, khó chịu và bức bối. Đặc biệt là khi mang thai tâm lý người mẹ thay đổi rất thất thường nên sự khó chịu của người mẹ còn gia tăng gấp bội.
Bệnh mề đay, trong một vài trường hợp nghiêm trọng còn làm tăng khả năng sinh non - ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ.
Để trị dị ứng da do mề đay, mẹ bầu sẽ phải sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng ngứa hoặc uống kháng sinh histamin theo chỉ định của bác sỹ. Các mẹ nên lưu ý tất cả các loại thuốc, dù ít dù nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên đừng lạm dụng quá nhé!
Phát ban ở các mẹ bầu (hay còn gọi là phát ban thai kỳ) thông thường hiếm gặp hơn. Triệu chứng dễ thấy là nổi các vết ngứa nhỏ li ti như vết cắn côn trùng, nếu người bệnh càng gãi, các vết ban này sẽ lan ra càng rộng ra gây ngứa và vô cùng khó chịu.
Với trường hợp này, các mẹ nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn chi tiết hơn về sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc kháng sinh. Đặc biệt KHÔNG ĐƯỢC gãi để tránh làm các vết ngứa lây lan và càng thêm nghiêm trọng.
Nghe tên gọi có vẻ đáng sợ đúng không các mẹ! Bệnh này thường xảy ra vào cuối thai kỳ, gây nên tình trạng vẩy nến. Bệnh gây nên những mảng đỏ có nốt ban và mủ trắng xuất hiện thành từng đám (mảng lớn) quanh đùi, nách, bẹn, rốn, dưới ngực,…gây đau nhức cho các mẹ.
Khi da xuất hiện những triệu chứng như trên, các mẹ phải theo dõi chặt chẽ vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé như ói mửa, ớn lạnh, sốt cao. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non thậm chí là thai nhi bị chết lưu nên các mẹ phải đặc biệt lưu ý.
Vì tác hại của bệnh, bác sỹ sẽ có thể yêu cầu bạn phải sử dụng thuốc corticosteroid toàn thân và những lọai thuốc khác tùy vào tình trạng của người bệnh.
Ở tất cả các trường hợp dị ứng da, các mẹ bầu đều cần theo dõi thật chặt chẽ để biết được mình có khả năng mắc bệnh gì và cần tới gặp bác sỹ để được tư vấn nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Dùng sản phẩm chiết xuất thiên nhiên để phòng tránh dị ứng da cho các mẹ bầu
Để phòng trừ và giảm thiểu các loại dị ứng da về lâu về dài, các mẹ nên làm sạch môi trường xung quanh để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng da.
+ Các loại nước giặt sinh học như nước giặt sinh học hương bạch đàn, nước giặt tự nhiên hương sả,...
+ Các loại nước xả vải tự nhiên như nước xả vải hữu cơ hương hoa cỏ, nước xả vải sinh học hương tự nhiên,...
Chúc các mẹ bầu nhà mình luôn khỏe mạnh và có những hiểu biết cũng như bỏ túi các phương pháp phòng ngừa bệnh cho mình nhé!
Tổng hợp và biên soạn bởi Icare Việt Nam